Tin tức

Hồ sơ, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh nhưng không có tư cách pháp nhân độc lập. Việc thành lập địa điểm kinh doanh giúp mở rộng quy mô và tăng cường sự hiện diện trên thị trường. Tuy nhiên, để hoàn tất quá trình này, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện đúng thủ tục pháp lý theo quy định. Hãy cùng Cenvi.vn tìm hiểu chi tiết về hồ sơ, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh ngay qua bài viết này!

Ưu điểm và nhược điểm của địa điểm kinh doanh là gì?

Các yêu cầu cần tuân thủ về đăng ký điểm kinh doanh

So với các hình thức trực thuộc khác của doanh nghiệp như chi nhánh và văn phòng đại diện, thành lập địa điểm kinh doanh có những ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm:

  • Thành lập dễ dàng tại các tỉnh thành trên toàn quốc.
  • Được phép thực hiện hoạt động kinh doanh, thủ tục kê khai thuế đơn giản hơn so với chi nhánh công ty.
  • Thủ tục chấm dứt hoặc thay đổi địa điểm kinh doanh, đặc biệt là khi thay đổi địa chỉ khác quận, đơn giản hơn so với chi nhánh và văn phòng đại diện.
  • Kê khai thuế đơn giản. Doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh mà không phải thực hiện thủ tục kê khai thuế phức tạp như đối với chi nhánh có thể lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh.

Nhược điểm:

  • Địa điểm kinh doanh phải nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/năm theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP, khác với văn phòng đại diện.
  • Địa điểm kinh doanh không có con dấu riêng như chi nhánh, mà dùng chung con dấu với công ty. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp có thể khắc nhiều con dấu để thuận tiện cho việc giao dịch, ký kết hợp đồng, đặc biệt là đối với thành lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác trụ sở chính.

Các yêu cầu cần tuân thủ về đăng ký điểm kinh doanh 

Các yêu cầu cần tuân thủ về đăng ký điểm kinh doanh

Khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần tuân thủ các yêu cầu và quy định sau:

1. Tên địa điểm kinh doanh

Theo Điều 20 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, tên địa điểm kinh doanh phải tuân theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, và địa điểm kinh doanh phải được viết bằng chữ cái tiếng Việt, có thể bao gồm các chữ F, J, Z, W, số và ký hiệu.

Ngoài ra, địa điểm kinh doanh có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. 

Tên riêng của địa điểm kinh doanh không được chứa các cụm từ như “công ty” hay “doanh nghiệp” và phải được gắn hoặc viết tại trụ sở địa điểm kinh doanh. Ví dụ: ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN GIẢI PHÁP CENVI.

2. Nơi đặt địa điểm kinh doanh

Theo Nghị định 108/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể đặt địa điểm kinh doanh tại bất kỳ tỉnh, thành phố nào, không cần cùng nơi với trụ sở chính. Ví dụ: Nếu công ty có trụ sở chính tại TP.HCM, trước đây không được phép đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hà Nội, nhưng theo quy định mới, điều này đã được cho phép.

3. Lĩnh vực ngành nghề của địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh đăng ký hoạt động dựa theo ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh sẽ không ghi rõ ngành nghề kinh doanh.

Hồ sơ, thủ tục các bước thành lập địa điểm kinh doanh 

Hồ sơ, thủ tục các bước thành lập địa điểm kinh doanh

Hồ sơ đăng ký lập địa điểm kinh doanh 

Doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ quyết định thành lập địa điểm kinh doanh. Thông báo được gửi tại Phòng

Hồ sơ đăng ký lập địa điểm kinh doanh bao gồm: 

  • Thông báo đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh (theo mẫu Phụ lục II-7 ban hành kèm Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Đơn đề nghị cập nhật và bổ sung thông tin đăng ký hoạt động cho địa điểm kinh doanh (theo mẫu Phụ lục II-15 ban hành kèm Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) dành cho các công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả trong trường hợp không phải là đại diện theo pháp luật.

Thông báo lập địa điểm kinh doanh phải do người đại diện theo pháp luật của công ty ký nếu địa điểm kinh doanh thuộc công ty, hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký nếu thuộc chi nhánh.

Khi nộp hồ sơ, cần đính kèm bản sao hợp lệ giấy tờ cá nhân của người đứng đầu chi nhánh và người được ủy quyền.

Thủ tục các bước thành lập địa điểm kinh doanh 

Bước 1: 

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ theo đúng quy định, nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Lệ phí đăng ký là 50.000 đồng/lần.

Bước 2: 

Nhận kết quả và bàn giao Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ phát hành Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho địa điểm kinh doanh. Cùng với đó là cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ phải sửa đổi theo thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Bước 3: 

Đăng ký mã số thuế vãng lai Nếu địa điểm kinh doanh đặt tại tỉnh, thành phố khác với trụ sở chính của công ty. Doanh nghiệp cần đăng ký mã số thuế vãng lai.

Bước 4: 

Tiến hành treo bảng hiệu tại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thành công.

Bước 5: 

Thực hiện các nghĩa vụ sau khi có Giấy đăng ký hoạt động thành lập địa điểm kinh doanh.

  • Kê khai và nộp thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
  • Kê khai và báo cáo thuế tại cơ quan thuế quản lý nếu có phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh (nếu khác tỉnh với trụ sở chính).

Lời kết

Việc thành lập địa điểm kinh doanh giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động và tăng cường sự hiện diện trên thị trường. Tuy nhiên, để thực hiện quy trình này, doanh nghiệp cần nắm vững các quy định pháp lý và chuẩn bị hồ sơ đúng thủ tục. Với những ưu điểm về quy trình đơn giản và khả năng mở rộng không giới hạn địa lý, địa điểm kinh doanh là lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp.

 

Tác giả

Picture of Cenvi

Cenvi

Có bất kỳ câu hỏi?

Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi là một nhóm các chuyên gia sẵn sàng nói chuyện với bạn.

+84 97 8888 503

phan.tran@cenvi.vn

Nhận tư vấn sớm nhất